Bệnh viện tại Hà Nội tiếp nhận hàng loạt trường hợp mắc cúm, nhiều người mất chức năng phổi, trở nặng nhanh

   

Ngày 05/02/2025 tạp chí Thanh niên Việt đưa tin "Bệnh viện tại Hà Nội tiếp nhận hàng loạt trường hợp mắc cúm, nhiều người mất chức năng phổi, trở nặng nhanh" với nội dung như sau:

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc Cúm. Một trong số đó đang phải đặt ECMO. Loại quả được ví như "thịt của người ăn chay", phòng ung thư hiệu quả Bộ Y tế nói gì về dịch cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản? Sao phim "Sex Education" 56 tuổi mà da vẫn trắng hồng, là fan ruột của 1 sản phẩm 'thần kỳ' Nhiều trường hợp mắc cúm nặng

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong số 8 bệnh nhân mắc cúm đang được điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân thứ nhất là ông L.V.T, 58 tuổi, ở Sơn Dương, Tuyên Quang, có tiền sử tăng huyết áp nhẹ nhưng không duy trì việc dùng thuốc đều đặn. Ngoài ra, ông đã từng hút thuốc lá và thuốc lào suốt 30 năm, tuy nhiên, đã bỏ thuốc cách đây 10 năm.

Khoảng ba tuần trước khi nhập viện, ông bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ho, sốt và khó thở. Ông tự điều trị tại nhà trong suốt một tuần tình trạng không cải thiện. Ông nhập viện tại cơ sở y tế và được xét nghiệm cúm A với kết quả dương tính. Mặc dù đã được điều trị tích cực nhưng tình trạng khó thở của ông ngày càng trầm trọng, dẫn đến suy hô hấp nặng và phải tiến hành đặt ống nội khí quản. Sau bốn ngày điều trị, ông hết sốt. Tuy nhiên ba ngày gần đây, sốt cao đã tái phát lên tới 39 độ. Xét nghiệm dịch phế quản phát hiện vi khuẩn, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh chóng và tiến tới sốc nhiễm trùng.

Ảnh: BVCC

Ông T được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy. Phổi bệnh nhân tổn thương lan tỏa gần như toàn bộ hai bên, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và ứ đọng CO2 nghiêm trọng. Chụp phim phổi cho thấy tổn thương lan rộng khoảng 80-90%, gần như mất hoàn toàn chức năng thông khí. Chỉ số CO2 trong máu tăng rất cao. Tình trạng suy hô hấp không cải thiện, ông được chỉ định đặt ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể). Sau khi đặt ECMO, các chỉ số sinh tồn của ông tạm thời ổn định nhưng tình trạng sốc và nhiễm trùng nặng vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Bệnh nhân thứ 2 là ông V.V.U , 62 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong 7 năm qua, tuy nhiên việc kiểm soát bệnh lý không được tốt. Bệnh nhân ít đi khám định kỳ, không theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Trong vòng một năm qua, bệnh nhân đã phải nhập viện khoảng 5 lần do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trước khi nhập viện khoảng 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở tăng dần. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại cơ sở y tế 2 ngày, nhưng tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng hơn, buộc phải đặt ống nội khí quản. Sau khi có kết quả xét nghiệm cúm A dương tính, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Tại Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung, bệnh nhân trong tình trạng đã đặt ống nội khí quản do suy hô hấp nặng. Sau 2 tuần điều trị, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng. Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải duy trì đặt ống nội khí quản và ăn qua sonde dạ dày do không thể tự ăn.

Đâu là những đối tượng cần đặc biệt cẩn trọng khi mắc cúm?

ThS.BS Võ Đức Linh, Trung tâm Hồi sức tích cực thông tin: Cúm A ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những bệnh nhân có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi, những bệnh nhân đã có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh. Trường hợp của bệnh nhân U tình trạng suy hô hấp tăng rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày, khiến bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản trong thời gian ngắn. Bác sĩ Linh nhấn mạnh: Đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đi khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa để điều chỉnh thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh lý nền cần tiêm Vắc xin phòng cúm hàng năm. Cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ cá nhân, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Ảnh: BVCC

Ngày 2/12/2024 VnExpress đưa tin "5 bệnh người cao tuổi dễ mắc vào mùa lạnh" với nội dung chính:

Bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC - nhấn mạnh ý trên khi miền Bắc vào đông. Lứa cao niên dễ bị biến chứng viêm phổi, suy đa tạng, chảy máu trong cơ, ho dai dẳng... dẫn đến tử vong cao, khi mắc 5 bệnh dưới đây:

Cúm

Virus cúm dễ lây trong không khí qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, nhất là khi trời lạnh. Triệu chứng rõ nhất là sốt, ho, đau đầu và họng.

Thông thường, bệnh khỏi trong một tuần, song người cao tuổi hệ miễn dịch suy giảm, nhiều bệnh nền dễ bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy giảm nhịp tim và tăng nguy cơ đột quỵ tim.

WHO ước tính mỗi năm toàn cầu có 290.000-650.000 ca tử vong liên quan cúm mùa. CDC Mỹ chỉ ra 60% trường nhập viện do cúm thuộc độ tuổi 18-64.

Theo báo cáo bệnh truyền nhiễm Canada (CCDR), người bị tim mạch, cúm có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 10 lần, 8 lần nguy cơ đột quỵ, tỷ lệ nhập viện, tử vong cao. Họ sẽ giảm sự tự chủ, khó độc lập trong các hoạt động thể chất hàng ngày.

Phế cầu

Vi khuẩn phế cầu thường trú ở mũi, họng, gặp trời lạnh, độ ẩm cao, hệ miễn dịch suy yếu... sẽ tấn công gây loạt bệnh viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa, nguy cơ tử vong 10-20%.

"Có thể lên đến 50% tỷ lệ tử vong ở nhóm nguy cơ cao (người già, trẻ nhỏ). May mắn được chữa khỏi, người bệnh có thể chịu loạt di chứng nặng", bác sĩ Chính cho hay.

Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, hôn và dùng chung đồ cá nhân. Ai cũng có thể mắc, nhất là lứa cao niên. Phế cầu khuẩn có khả năng kháng nhiều dòng kháng sinh, quá trình điều trị thường khó khăn, kéo dài và tốn kém.

Trường hợp tiêm vaccine phế cầu 23 tại VNVC. Ảnh: Diệu Thuần

Ho gà

Mùa lạnh, lứa cao niên dễ mắc ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis lây lan nhanh. Một ca bệnh có thể lây cho 12-17 người. Theo nghiên cứu trên Thư viện Y tế Quốc gia Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh này ở tuổi trên 50 tăng cao giai đoạn 2006-2010.

Tỷ lệ mắc ho gà cũng tăng theo độ tuổi. Trung bình 2,1% trên 100.000 người thuộc nhóm 50-64 tuổi và 4,6% trong 100.000 trường hợp ở nhóm trên 65 tuổi.

Bác sĩ Chính phân tích khác với trẻ, người lớn mắc ho gà sẽ không có triệu chứng hoặc dễ nhầm lẫn với viêm đường hô hấp với dấu hiệu sổ mũi, sốt nhẹ, mệt mỏi, họ nhẹ.

Theo CDC Mỹ, ho gà dễ dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản phổi do bội nhiễm, sụt cân, ngừng thở, mất ngủ, tiểu không tự chủ, gãy xương sườn khi ho nặng..., thậm chí tử vong.

Trường hợp suy giảm miễn dịch do lớn tuổi, mắc bệnh nền như suy thận, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính... có nguy cơ diễn tiến nặng, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.

Bên cạnh đó, người lớn tuổi còn mang vi khuẩn, phát tán mầm bệnh cho trẻ nhỏ lẫn người thân. Nghiên cứu hơn 5.700 bệnh nhân chỉ ra ho gà gia tăng đáng kể chi phí chăm sóc y tế. Cụ thể, mỗi ca điều trị ngoại trú tốn khoảng 2.000 USD và gần 15.000 USD với nội trú.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi là động vật trung gian, thường gặp mỗi tháng 7-11. Bệnh có thể gây biến chứng tràn dịch màng phổi, viêm phổi, phù phổi cấp, suy tim, suy đa dạng, xuất huyết não, sốc nhiễm khuẩn...

Một nghiên cứu 2024 trên Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ cho thấy trong 255 ca mắc sốt xuất huyết ở tuổi ngoài 50, khoảng 10,19% ca bị biến chứng viêm phổi, phổ biến nhất là tràn dịch màng phổi.

Chuyên gia kết luận lớn tuổi cùng loạt bệnh đi kèm khiến tỷ lệ bị phổi cao hơn, triệu chứng thường gặp là chảy máu, ho, khó thở, ho ra máu...

Gần nhất, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội ghi nhận người đàn ông 69 tuổi có bệnh xoang, hút thuốc lá, tăng huyết áp mắc sốt xuất huyết nặng, dẫn đến suy đa tạng, tràn dịch màng phổi, viêm phổi. Sau đó, bác sĩ rút ra nửa lít mủ.

Theo bác sĩ Chính, sau sốt xuất huyết, hệ miễn dịch suy giảm, trời lạnh cũng khiến viêm phổi diễn tiến nặng, gây tràn dịch màng phổi, sốc nhiễm khuẩn.

Trường hợp khác là cụ 82 tuổi ở Thái Bình, mất nửa lượng máu do biến chứng "chảy máu trong cơ" khi bị sốt xuất huyết nặng. Ông phải điều trị tích cực, truyền máu và khối tiểu cầu để hỗ trợ đông máu.

Zona thần kinh

Trời chuyển lạnh cũng tạo điều kiện cho virus varicella zoster gây zona thần kinh bất hoạt, sau thời gian dài "ngủ đông". Người lớn tuổi có hệ miễn dịch suy giảm, nhiều bệnh nền, từng mắc thủy đậu... có nguy cơ mắc bệnh cao. Theo thống kê, khoảng 3,9-11,8 trong 1.000 người trên 65 tuổi mắc zona mỗi năm.

Đầu năm, Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình tiếp nhận hơn 50 người mắc zona không điều trị kịp thời, dẫn biến chứng bội nhiễm da, loét giác mạc, viêm não, viêm phổi, tai biến liệt dây thần kinh số 7, cơn đau dai dẳng.

Theo bác sĩ Chính, viêm phổi là biến chứng hiếm gặp của zona thần kinh nhưng rất nguy hiểm. Chúng chủ yếu xuất hiện ở người bị suy giảm miễn dịch trước đó. Nếu người bệnh tổn thương da nhiều và lan rộng, bác sĩ sẽ cảnh báo khả năng nhiễm trùng (có cả viêm phổi), nguy cơ tử vong nếu không trị kịp thời.

Theo Cục Y tế dự phòng, trời lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để các tác nhân virus, vi khuẩn sinh sôi, gây các bệnh trên. Trong khi đó, người cao tuổi hệ miễn dịch suy giảm theo thời gian, thường bị bệnh nền cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, xương khớp... thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh, dễ trở nặng.

Mọi người nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, duy trì tập thể dục và kiểm soát tốt bệnh nền đang mắc, đồng thời giữ ấm vùng cổ, ngực, gan bàn chân... Khi mắc bệnh, cần đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng.

WHO, CDC và Cục Y tế dự phòng nước ta khuyến cáo nên phòng các bệnh trên bằng vaccine. Theo bác sĩ Chính, hiện Việt Nam có vaccine cúm tứ giá phòng 4 chủng virus phổ biến: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn, cần tiêm nhắc một mũi hàng năm.

Với phế cầu, hiện có hai loại dành cho người lớn gồm - vaccine phế cầu 13 và 23, phạm vi phòng các chủng khác nhau. Nên tiêm cả hai loại để bảo vệ toàn diện. Phác đồ loại 13 gồm một mũi, trong khi dòng 23 ngoài một mũi, có thể tiêm nhắc theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn có thể tiêm 4 type huyết thanh virus sốt xuất huyết gồm: Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Lịch tiêm hai mũi cách nhau ba tháng.

Cuối cùng, vaccine zona thần kinh có thể ngừa 97% triệu chứng bệnh với người từ 50 tuổi và 70-87% ở lứa từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch (do bệnh lý, dùng thuốc, liệu pháp điều trị gây ức chế hoặc có khả năng bị ức chế miễn dịch). Vaccine cũng giảm 90% cảm giác đau thần kinh sau zona và biến chứng khác.